Trang chủ / Sách Triết học
 

Mạnh Tử

Nguyễn Hiến Lê

 

Nội Dung:
Thời đại
Đời sống: hoạt động chính trị
Dạy học và viết sách
Muốn thành một á thánh: nối nghiệp Khổng Tử
Tư tưởng chính trị
Tư tưởng kinh tế và xã hội
Tính thiện
Tồn tâm dưỡng tính luyện khí
Tư cách và tài năng Mạnh tử.

MẠNH TỬ TRONG “HỒI KÍ NGUYỄN HIẾN LÊ”

Trong Hồi kí Nguyễn Hiến Lê (Nhà xuất bản Văn học – 1993), chương XXVIII: Tôi tự nhân định tác phẩm của tôi, Sở thích của đọc giả, mục Các tác phẩm về triết học Trung hoa, sau khi nói qua bộ Đại cương triết học Trung Quốc (viết chung với Giản Chi do nhà Cảo Thơm của ông Hồ Hải xuất bản), tác giả giới thiệu thêm ba cuốn xuất bản trước giải phóng: cuốn Liệt tử và Dương tử, cuốn Nhà giáo họ Khổng (không đầy 100 trang) và cuốn Mạnh tử. Về cuốn Mạnh tử, cụ Nguyễn Hiến Lê đã viết như sau (trang 455):

“Mạnh Tử. Cuốn này dày hơn: 160 trang, cũng do Cảo Thơm xuất bản như cuốn trên.

Tôi cố làm nổi bật sự khác biệt giữa thời đại xã hội của Khổng và thời đại xã hội của Mạnh, giữa tính tình của hai vị. Khổng có lúc muốn chiều đời được việc, Mạnh thì hiên ngang quá, khẳng khái quá, giữ vững nguyên tắc, không chịu thoả hiệp.

Ông Thu Thuỷ (Võ Phiến) trên trờ Chính luận (số 9.3.75), phê bình cuốn Mạnh Tử như sau:

“Về thời đại, về tính tình, tư cách Mạnh Tử, cách ông (Nguyễn Hiến Lê) trình bày thật sống động, lí thú.

Về tư tưởng của Mạnh Tử, trình bày cũng thật là rõ ràng dứt khoát (…). Trong lối viết gãy gọn, thẳng thắn của ông Nguyễn có lúc đột ngột, gần như thân mật. Trước đây nửa thế kỷ, ông Trần Trọng Kim không thể có cái giọng ấy.

Cái dứt khoát của ông Nguyễn khiến người ta nghĩ tới Mạnh Tử, mà cái thân mật khiến ta nghĩ tới cụ Khổng…” (1)

Để hiểu thêm học thuyết của Mạnh Tử, thiết nghĩ chúng ta cũng nên đọc chương XXXIII: Lại tiếp tục viết, mục Viết nốt về triết học Tiên Tần, phần giới thiệu cuốn Tuân Tử; trong đó cụ Nguyễn Hiến Lê đã viết như sau (trang 539 và 540):

“Khổng học tới Mạnh Tử trải một lần biến, tới Tuân Tử lại trải một lần biến nữa. Khổng Tử chỉ nói “tính tương cận, tập tương viễn” (bản tính con người giống nhau, do tập nhiễm mới khác xa nhau), và trọng đức nhân hơn cả; Mạnh tử đưa ra thuyết tính thiện, ai sinh ra cũng có sẵn có bốn đầu mối: nhân nghĩa lễ trí (tứ đoan), ông ít nói đến nhân mà nói nhiều đến nghĩa; Tuân tử, trái lại chủ trương tính ác (tính người vốn ác), và “thiên nhân bất tương quan” (người với trời không quan hệ gì với nhau), ông ít nói với nhân, nghĩa mà trọng lễ.

Mạnh là một triết gia kiêm chính trị gia; Tuân hoàn toàn là một triết gia, học rất rộng, có nhiều tư tưởng độc đáo, bàn cả về trí thức, danh (công dụng của danh, nguyên lí chí danh…), về biện thuyết (phạm vi của biện thuyết, phương pháp biện thuyết…), nên được nhiều người tôn là học giả uyên bác nhất thời Chiến Quốc.

Cho tới đầu nhà Hán, học thuyết của Mạnh và của Tuân được trọng ngang nhau; từ đời Đường trở đi, Mạnh được tôn mà Tuân bị nén; nhưng gần đây ở Trung Hoa, Tuân lại được nghiên cứu hơn Mạnh, vì tư tưởng của Tuân hợp thời hơn; tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên, lợi dụng thiên nhiên, trọng khoa học, lễ (gần như pháp luật, hiến pháp…)”.

Để khép lại bài viết nầy chúng tôi xin trích thêm một đoạn, cũng trong chương XXXIII, phần giới thiệu cuốn Khổng Tử, trong đó tác giả có đề cập đến Mạnh Tử như sau:

“Rồi tôi chứng minh rằng như mọi người khác thời ông (tức Khổng Tử), có lẽ cả Mặc Tử, Mạnh Tử sau ông nữa, Khổng Tử cho chế độ phong kiến là hợp pháp, hợp lí nữa, vì hoàn cảnh thời ông chưa cho ông quan niệm được một chế độ nào khác để thay nó. Phải gần tới thời Chiến Quốc, khoảng 250 năm sau, bọn Pháp gia mới lần đầu quan niện được một chế độ mới, chế độ quân chủ chuyên chế thống nhất Trung Hoa.”

Tải về

http://www.mediafire.com/?td3md5omjnd

Chia sẻ tới các bạn bởi Dulitruc